Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Lễ công bố Quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu
    Tin Thế Giới
Iran: Làm rõ hiểu lầm về chiếc trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Nợ công, thâm hụt ngân sách của Mỹ khiến giới tài chính bất an
    Văn Nghệ
Vợ chồng họa sĩ 9X khơi dậy đam mê cho trẻ tự kỷ
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Kinh Tế
Mỹ sẽ gia nhập ngân hàng Trung Quốc để 'quản' đồng minh?
Thay vì ngăn cản, rất có thể Mỹ sẽ gia nhập vào Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) để dễ bề “quản lý đồng minh”.

 


Đồng minh “phớt lờ” cảnh báo của Mỹ

 

Trên trang Học giả Ngoại giao Nhật Bản (The Diplomat) ngày 21/3 có bài viết với tiêu đề “Thất bại trong vấn đề Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á: Washington bây giờ nên làm gì?”, dự đoán đường đi nước bước của Hoa Kỳ trong tương lai.

 

Trung Quốc đã rót 50 tỷ USD vào AIIB nhằm mục đích tài trợ cho sự phát triển trong khu vực. Với túi tiền không đáy của Bắc Kinh, có thể nhận thấy, AIIB sẽ trở thành một đối thủ "đáng gờm" đối với tổ chức mà Mỹ có vai trò quan trọng là Ngân hàng thế giới (WB).

 

Hiện Trung Quốc và 20 quốc gia khác đã ký một bản ghi nhớ thành lập ngân hàng này có trụ sở tại Bắc Kinh vào tháng 10 năm ngoái.

 

Ban đầu, một số nền kinh tế lớn liên minh với Mỹ, trong đó có Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia, đã từ chối để trở thành thành viên sáng lập. Tuy nhiên, thời gian gần đây, những nước này đã bắt đầu dao động.

 

Hiện AIIB đã có sự hợp tác từ các nước như Anh, Pháp, Đức, Italia, Ấn Độ, Singapore, Malaysia, Campuchia, Pakistan, Philippines, Uzbekistan, Việt Nam… và con số này có thể tăng lên trong thời gian tới.

 

Bài báo cho rằng, ngay từ đầu Hoa Kỳ đã không xem xét thấu đáo chiến lược của mình đối với Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB), đã đến lúc Washington nên lùi lại 1 bước để tính toán lại “đường đi nước bước”.

 


Mỹ đang đứng trước sự lựa chọn khó khăn

 

AIIB là ngân hàng mà Washington nhìn nhận “sẽ trở thành kỳ phùng địch thủ” của các tổ chức tài chính truyền thống của thế giới hiện do Mỹ chi phối như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB).

 

Những quan ngại của Mỹ về các tiêu chuẩn yếu kém của AIIB và những lo lắng xung quanh khả năng Trung Quốc sẽ sử dụng hệ thống hạ tầng do AIIB tài trợ để tạo ra đòn bẩy lớn hơn trong khu vực là điều hiển nhiên.

 

Chính phủ Obama đã cố gắng thuyết phục đồng minh không gia nhập vào ngân hàng này, hoặc ít nhất cũng phải đợi đến khi các chế độ chính sách của nó rõ ràng hơn. Nhưng, cùng với sự "quay lưng" của Anh, khối liên minh mà Washington dày công xây dựng dường như đang dần tan rã.




3 lựa chọn của Mỹ

 

Ngày càng có nhiều nước đồng minh đã phớt lờ những áp lực của Washington. Pháp, Đức và Italia đã tiếp bước Anh, Australia và Hàn Quốc lúc đầu không muốn tham gia nhưng hiện nay hai nước này cũng đều đang xem xét lại. Đây thực sự là một đòn nặng nề với Mỹ.

 

Vì vậy, Washington hiện nay đang đứng trước 3 sự lựa chọn: Thứ nhất là tiếp tục gây áp lực cho đồng minh, ép họ không được gia nhập AIIB, cho đến khi trình tự quản lí của ngân hàng được đảm bảo; Thứ hai, tự mình gia nhập vào AIIB và thứ ba là buông xuôi vấn đề này.

 

Lựa chọn thứ nhất hiển nhiên bị loại bỏ. Tiếp tục lãng phí nỗ lực ngoại giao để du thuyết các nước khác trong và ngoài khu vực không gia nhập vào AIIB đã trở nên vô nghĩa. Hiện nay sức ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực vẫn rất mạnh mẽ, nhưng vấn đề nhỏ này sẽ khiến thế lực của Mỹ bị suy giảm.

 


Túi tiền không đáy của Trung Quốc sẽ biến AIIB trở thành đối trọng đáng gờm với WB hay ADB

 

Lựa chọn thứ hai là Mỹ sẽ không can thiệp vào AIIB nữa, để cho những nước khác đang chịu áp lực của Mỹ cảm thấy yên tâm.

 

Nếu AIIB vận hành giống như tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), thì nó chính là một sự bổ sung có ích cho việc phát triển nguồn vốn của thế giới, hiển nhiên Hoa Kỳ không cần thiết phải tham gia vào mọi tổ chức của khu vực Châu Á Thái Bình Dương, AIIB cũng không ngoại lệ.

 

Dù thế nào thì hiện nay Washington cũng nên tập trung chú trọng thông qua chuyển hướng hoặc tái cân bằng để thúc đẩy “lí tưởng và hình mẫu chế độ của Hoa Kỳ, chứ không cần thiết tiếp tục lãng phí thời gian và tiền bạc gây khó dễ cho AIIB.

 

Nếu AIIB hoạt động không tốt bằng các ngân hàng khác thì đây không chỉ là một khiếm khuyết nhỏ của Bắc Kinh, mà còn sẽ tổn hại đến các quốc gia tham gia. Khi đó, Mỹ sẽ có cớ để hạ thấp uy tín của Trung Quốc, “răn dạy” đồng minh, ngăn chặn khả năng xảy ra một vụ việc tương tự.

 

Lựa chọn thứ ba là Mỹ gia nhập vào AIIB. Đây cũng là ý kiến mà hầu hết các nhà phân tích về Trung Quốc đã đưa ra ngay từ hồi tháng 10 năm ngoái.

 

Mỹ có thể gia nhập AIIB để dễ bề “quản lý đồng minh”?

 

Các chuyên gia này cho rằng, phản đối AIIB đã trở thành một thất bại ngoại giao và là phiến đá chặn ngang cổ Washinton, đã đến lúc cần phải tháo bỏ.

 


Có thể Mỹ sẽ gia nhập AIIB để “dễ bề quản lý đồng minh”?

 

Đây là một lựa chọn hợp lí vì như vậy Mỹ sẽ có một chỗ đứng trong AIIB, từ đó có thể đảm nhiệm vai trò tích cực trong định hướng hoạt động và “quản lý đồng minh”. Hơn nữa, nếu khi tình hình không tốt thì có thể là “nhà phê bình nội bộ” đối với ngân hàng do Trung Quốc sáng lập.

 

Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ, đảm bảo cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ khi tham gia vào AIIB.

 

Hiện nay, nếu gia nhập ngay thì sẽ rất “mất mặt” nên Hoa Kỳ có thể khéo léo tránh được bằng cách bắt đầu thừa nhận nhu cầu của Châu Á về năng lực tài chính của AIIB, thông qua nhanh chóng hợp tác với Austrialia, Hàn Quốc và Nhật Bản để chế định ra nguyên tắc chung khi tham gia.

 

Cũng phải thấy rằng nếu các nước như Anh, Đức, Pháp, Italia bỏ qua cơ hội không tham dự vào ngân hàng quốc tế AIIB đó mới là điều lạ. Việc tham gia của đồng minh sẽ giảm bớt vai trò quan trọng của Trung Quốc, và thúc đẩy AIIB không đi vào con đường mà Tổng Thống Obama đã tỏ ra nghi ngại.

 

Về phía Nhật Bản, mặc dù AIIB nổi lên như một đối thủ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) - tổ chức tài chính do người của Ngân hàng hoặc Bộ tài chính nước này đứng đầu - nhưng Tokyo cũng không muốn bỏ lỡ cơ hội tham gia AIIB vì những lợi ích kinh tế sẽ đạt được.

 

The Diplomat cho rằng, tuy Mỹ có thể sẽ tham gia ngân hàng này để tiện việc “quản lý đồng minh” nhưng Nhật vẫn cần phải cân nhắc vì mối quan hệ không hề dễ chịu với Trung Quốc, hơn nữa, việc này có thể khiến họ xa lánh đồng minh an ninh thân cận Mỹ.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Giá lợn biến động mạnh và bài toán khắc phục điểm yếu của ngành chăn nuôi (21-05-2024)
    Giá vàng thế giới đang cao nhất mọi thời đại (20-05-2024)
    Bất động sản nghỉ dưỡng sắp hồi sinh? (20-05-2024)
    Giá vàng vẫn đà tăng, xu hướng giá ra sao trong ngắn hạn? (20-05-2024)
    Giá tiêu hôm nay 19/5/2024, bất ngờ quay đầu, lực cầu từ thị trường lớn đẩy giá trong nước; thế giới phản ứng trái chiều (18-05-2024)
    Giá xăng lao dốc, RON 95 giảm còn hơn 23.000 đồng/lít (16-05-2024)
    Tín dụng cải thiện, lãi suất tiết kiệm thoát 'đáy' (16-05-2024)
    Kỳ vọng sự ổn định của giá vàng thế giới (16-05-2024)
    Những cái 'nhất' trong phiên đấu thầu vàng miếng lần 7 (16-05-2024)
    Giá vàng 15/5: Vàng SJC, vàng nhẫn cùng 'lao dốc' sau phiên đấu thầu (15-05-2024)
    Thứ trưởng Bộ Công an đề xuất giải pháp ổn định thị trường vàng (15-05-2024)
    Bộ Tài chính có công điện khẩn về chống buôn lậu vàng (14-05-2024)
    Ngày 14/5: tiếp tục đấu thầu vàng miếng, Chính phủ sẽ họp với NHNN (13-05-2024)
    Cảnh báo rủi ro mua bán vàng khi giá 'điên loạn' (12-05-2024)
    Giá vàng hôm nay ngày 12/5 giảm cực mạnh (12-05-2024)
    TP HCM chỉ đạo SJC tiếp tục thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường vàng (12-05-2024)
    Phối hợp quản lý thị trường vàng (12-05-2024)
    Giá xăng giảm mạnh, xăng RON 95-III còn hơn 23.500 đồng/lít (09-05-2024)
    Giá vàng tiếp tục tăng dữ dội, vượt 89 triệu đồng/lượng (09-05-2024)
    Sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng mạnh (09-05-2024)

Các bài viết cũ:
    Trung Quốc đe dọa quyền lực kinh tế Mỹ (25-03-2015)
    Giá dầu tăng mạnh nhờ giá USD giảm (24-03-2015)
    Bloomberg: Việt Nam sẽ trở thành "con hổ" về kinh tế tại Châu Á (23-03-2015)
    Giá dầu thấp làm hơn 100.000 người mất việc (22-03-2015)
    “Giá dầu có thể giảm về mức 15 USD/thùng” (21-03-2015)
    USD tăng giá: Sự thật bị phóng đại ! (20-03-2015)
    Vì sao giảm phát là tin tốt cho châu Âu? (19-03-2015)
    Đạo đức kinh tế thị trường và thực trạng Việt Nam (18-03-2015)
    Giảm liền 4 phiên, giá dầu xuống thấp nhất 6 năm (16-03-2015)
    Một góc nhìn về văn hóa kinh doanh kiểu Việt Nam (16-03-2015)
    Kinh tế Trung Quốc: Than ôi, thời oanh liệt nay còn đâu (15-03-2015)
    Lo ngại giá dầu tiếp tục giảm sâu (14-03-2015)
    Giá dầu thô đã tìm thấy đáy? (13-03-2015)
    Làm ăn ở Trung Quốc: “thời đại vàng” đã kết thúc? (12-03-2015)
    “OPEC có thể sắp hết thời” (11-03-2015)
    Thời điểm quyết định của Eurozone (10-03-2015)
    Giá dầu ảm đạm, vàng mất giá mạnh (09-03-2015)
    Mỹ có thể soán ngôi vua dầu mỏ? (08-03-2015)
    Sợ Fed, giới đầu tư bán tháo vàng (07-03-2015)
    Sri Lanka đình chỉ dự án 1,5 tỉ USD của Trung Quốc (05-03-2015)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153188017.